Vào giai đoạn cực kì nhạy cảm này, theo khảo sát rất rất nhiều vườn anh em đang làm tiêu thì bị vấn đề này rất nhiều, nên thật đáng lo ngại. ” RẦY NÂU HẠI QUẢ, RẦY ĐĨA GÂY HẠI “

Trao đổi với những hội nông dân thì tôi may mắn học được một điều vi diệu từ nước rửa chén và thuốc trừ sâu. Thật vi diệu!

Vì trong giai đoạn nhạy cảm này nên việc không dùng đúng thuốc có thể trả một cái giá rất đắc vì rất dễ rụng trái và cành!

Sau khi áp dụng làm thành công ở những vườn Tiêu mà cùng nhau sử dụng chia sẻ với anh em như sau:

Chọn nước rửa chén hàng xịn Sunlight hoặc Mỹ Hảo loại 1 lít. Tuyệt đối không được mua nước rửa chén hạng thường vì nếu nước rửa chén nóng, vô tình gây nóng cho cây tiêu và hậu quả anh em có thể dự đoán được.

Tiếp sau đó tôi chọn loại thuốc diệt sâu bọ trên lúa, Conphai 15wp đưa hai loại này kết hợp, giống như Potara trong DragonBall vậy  hehe thấy mê 7 viên ngộc rồng siêu cấp chưa)

Tỉ lệ pha: 200ml – 250ml nước rửa chén Sunlight hoặc Mỹ Hảo + 4 gói Conphai15 wp hòa phuy 200 lít – 220 lít nước phun lá vậy là tạm ổn nha anh em.

Mối tiêu (Coptoteranes sp) thường tạo những đường hầm đất trên dây tiêu và dưới mặt đất quanh gốc tiêu để gây hại. Đối với đường hầm đất trên dây tiêu phía trên mặt đất, cần cạo bỏ sạch đường hầm rồi phun thuốc kỹ, có thể phun kép (sau 3 ngày phun lại). Loại thuốc sử dụng là : Shersol, Lannate, Diazinon… phun liều lượng 1,5 – 2,0 phần nghìn. Đối với đường hầm, tổ mối ở gốc tiêu dưới mặt đất, cần xới đất tơi xung quanh nọc tiêu, cạo bỏ đường hầm đất. Sau khi xới đất xung quanh nọc tiêu sâu khoảng 10cm, rải thuốc bột Diaphos 10H, Padan 4H (50 – 300g/nọc tùy theo tuổi tiêu), rồi lấp đất và tưới nước. Có thể tưới dung dịch thuốc trừ bệnh Bordeaux 1%, Funguran với liều lượng 150 – 500ml/nọc (tùy tuổi tiêu).

Rệp sáp giả (Pseudococcidoe) thường gây hại đọt non, lá non, chùm quả, dây tiêu trên mặt đất. Để phòng trị loại này, trước hết cần phun rửa bồ hóng, bột rệp sáp bằng nước có áp suất lớn. Phun thuốc trừ sâu kỹ trên cây, mặt đất bằng các loại thuốc như: Pyrinex 20EC, Fenbis 10ND, Sevin 80 WP, Sumithion, Sherzol… ở nồng độ 1,5 – 2,0 phần nghìn. Đối với phần bị hại là gốc tiêu, dây tiêu dưới mặt đất, chữa trị tương tự như phần chữa trị tổ mối.
Các loại rầy mềm (Toxoptera sp), bọ xít muỗi (Diconocoris sp) thường gây hại đọt non, lá trái, dây tiêu. Phòng trị chúng bằng cách phun kỹ các loại thuốc thông dụng như: Prinex 20EC, Butyl 10WP, Sevin 80 WP, Diazinon 60 EC v.v… với nồng độ 1,5 – 2,0 phần nghìn.

Bọ đầu dài đục dây (Lophobaris sp) bọ ăn lá. Thành trùng, ấu trùng của chúng thường đục từ mắt dây, dây cuống hoa, ăn lá tiêu. Dùng các loại thuốc: Phosalone 35EC, Diazinon 60EC, Bi50 – 50ND, Oncol 20EC phun kỹ với liều lượng 2 –3 phần nghìn.

Đôi lời tâm sự cùng anh em và bà con nông dân!

Gocnongnghiep.com

BÌNH LUẬN

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.