Miền Nam hai mùa mưa nắng khi tới thời gian chuyển mùa và bước vào đỉnh điểm của mùa mưa. Khí hậu ẩm thấp tạo điều kiện cho siêu vi, vi khuẩn, nấm… phát triển. Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc bệnh.

Sự thay đổi khí hậu làm gia tăng các bệnh lý đường hô hấp,đặc biệt là viêm mũi dị ứng, hen suyễn. Trẻ thường có các triệu chứng như ho, sỗ mũi trong hoặc đục, ngứa mũi, hắt hơi, khò khè, sốt, nặng hơn trẻ có thể có biểu hiện tím tái, khó thở…

Khoa hô hấp của viện nhi đồng 1 luôn trong tình trạng quá tải. Dù đã chuyển khá nhiều bệnh nhi thể nhẹ sang khoa nội tổng quát nhưng tình trạng quá tải chỉ giảm mà chưa thể giải quyết triệt để do số bệnh nhân quá đông.

Biểu hiện viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Sổ mũi và chảy nước mũi: Trẻ bị chảy dịch mũi, chảy nhiều. Dịch mũi trong, loãng, không có mủ và không có mùi. Trong dịch mũi chứa rất nhiều mầm bệnh, khi dịch mũi chảy ngược vào trong cơ thể, lan ra các bộ phận khác chính là nguyên nhân khiến bệnh viêm đường hô hấp trên chuyển sang đường hô hấp dưới.

Ho: Thật ra ho là một biểu hiện có lợi. Ho báo hiệu chấm dứt hoàn toàn đợt viêm nhiễm đường hô hấp trên ở trẻ. Triệu chứng ho về bản chất là để tống khứ vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, bố mẹ cần kiểm soát triệu chứng này. Ho kéo dài sẽ làm trẻ bị mệt mỏi, nôn trớ, chán ăn.

Khó thở: Đây không phải triệu chứng đặc thù của viêm đường hô hấp trên, nó thường là triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới. Trẻ bị khó thở trong trường hợp trẻ bị viêm thanh quản. Đây là một biểu hiện nguy hiểm, trẻ hít mạnh và thở ra khò khè…

Hệ hô hấp được tính từ mũi xuống đến phổi. Bệnh viêm đường hô hấp trên là một tổ hợp bệnh bao gồm mũi, họng, xoang và cả thanh quản. Chữa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em bao gồm điều trị các triệu chứng như: Sốt, ho, sổ mũi, khó thở…

Khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi, nghẹt mũi

Bố mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý (đặc biệt là đẳng trương) có thể sử dụng lâu dài, không có tác dụng phụ, không nguy hại, làm tốt cho niêm mạc mũi. Nước muối sinh lý góp phần làm loãng dịch xúc tiết, giúp lông chuyển hoạt động mạnh hơn, đẩy những dịch tiết hoặc bụi bặm ra phía ngoài.

Với trẻ có thể tự xì mũi, nên hướng dẫn trẻ bịt ngón tay một bên mũi và hỉ ra nhẹ nhàng, tránh thói quen hỉ mũi thật mạnh cả 2 bên, động tác này làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ.

Với trẻ nhỏ, nên dùng phương pháp bấc sâu kèn (Dùng khăn giấy mềm, dai, để làm bấc sâu kèn. Đặt vào hốc mũi để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch. Lập lại các bước này cho đến khi sạch mũi). Nếu trẻ bị nghẹt nhiều thì nên nhỏ 2-3 giọt làm bấc sâu kèn, sau đó nhỏ thêm một giọt.

Không nên hút mũi, bơm rửa cho trẻ vì áp lực không thể chính xác, nếu mạnh có thể làm tổn thương niêm mạc. Ngoài ra, phản xạ nuốt của bé còn yếu, nếu bơm nhanh có thể làm bé sặc vào phổi. Dụng cụ không thể vô trùng, ống bơm rửa không thể rửa sạch bằng cách rửa thông thường, tại bệnh viện muốn hút đàm từ mũi phải dùng dụng cụ vô trùng. Chưa kể, các động tác thô bạo có thể làm bé sang chấn tâm lý.

Không nên tự ý dùng kháng sinh hay các thuốc nhỏ mũi co mạch cho trẻ đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi. Kháng sinh chỉ dùng khi có dấu hiệu viêm. Còn thuốc nhỏ mũi co mạch thì có thể gây nhiều tác dụng phụ cho trẻ.

Khi trẻ ho, ho có đờm

Khi trẻ mới chớm ho, sổ mũi, mẹ nên áp dụng một số bài thuốc dân gian cho con. Lưu ý các bài thuốc này nên áp dụng khi mua được nguyên liệu sạch.

Một số bài thuốc trị ho (ho khan, ho có đờm) và giải cảm

Húng chanh hấp mật ong / đường phèn: Lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ trộn chung với đường phèn hoặc mật ong sau đó mang đi hấp cách thủy. Cho trẻ uống 2 lần/ ngày. Lá húng chanh có tác dụng thông cổ, lợi phế, trị đờm hiệu quả.

Quất hấp gừng, mật ong: Quất bóc lấy vỏ; gừng cạo sạch vỏ, xắt miếng, tất cả cho vào cùng mật ong, đun cách thủy. Chắt lấy nước cốt đó cho vào lọ, cất vào tủ lạnh, mỗi lần cho người bệnh uống thì hâm nóng lại. Mỗi lần uống khoảng 1 đến 2 thìa canh. Quất giúp bổ phổi, trừ ho. Gừng giúp giải cảm hiệu quả.

Vào buổi sáng khi ngủ dậy, lúc bụng bé đói nhất và chưa ăn gì, các mẹ cho bé uống khoảng nửa cốc nước lọc (100ml) sau đó uống hỗn hợp húng chanh – đường phèn/mật ong hoặc quất – gừng – mật ong nói trên.

tre-bi-ho-lau-ngay-khong-khoi-nguyen-nhan-do-dauSau khi uống không cho các bé ăn hoặc uống gì thêm để cho siro ngấm vào họng. Tiếp đó các mẹ nên bế bé ngồi khoảng 15-20′ sau đó các bé sẽ ho để long đờm. Trong khi ho mẹ nên bế bé trong lòng đầu hơi cúi xuống và khum bàn tay vỗ vào dưới gáy bé để long đờm. Các bé sẽ nôn hết chỗ đờm trong họng.
Cách này làm tốt nhất vào buổi sáng lúc các bé chưa ăn gì, còn nếu làm trong ngày thì sẽ bị trớ ra thức ăn.
Sau khi nôn trớ ra đờm, bé sẽ ra mũi, lúc đó mẹ mới nên nhỏ thuốc mũi, hút sạch mũi, rơ miệng, cho bé uống chút nước rồi cho bé ăn uống bình thường.

Các thuốc ức chế giảm ho thường trẻ trên 2 tuổi mới dùng được. Chỉ dùng kháng sinh khi trẻ có dấu hiệu viêm (sốt, đờm xanh…)

Một số dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đi khám:

  • Lừ đừ, li bì, khó đánh thức
  • Ói tất cả mọi thứ
  • Co giật
  • Thở nhanh, thở mệt, thở khó, tím tái
  • Tiêu chảy nhiều mà không bù được nước.
  • Phòng bệnh ở trẻ trong mùa mưa

Tránh cho trẻ bị ướt mưa, giữ ấm cho trẻ nhưng không được quấn trẻ quá nhiều làm trẻ khó chịu, tăng thân nhiệt.

Cung cấp cho trẻ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung chất xơ và vitamin, tăng cường sức đề kháng. Khuyến khích trẻ lớn năng tập thể dục.

Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý;

Giữ ấm cổ cho bé khi ngủ tránh nhiễm lạnh

Nếu gặp mưa thì nên về tới nhà cần thay quần áo luôn cho trẻ. Đồng thời, xoa dầu tràm-khuynh diệp vào lòng bàn chân, bàn tay cho trẻ.

DS Lan Phương

BÌNH LUẬN

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.