Các thay đổi về nhiệt độ có thể làm ảnh hưởng lớn đến năng suất của trang trại. Bởi vì Heo là động vật rất mẫn cảm với nhiệt độ môi trường nuôi. Ngưỡng nhiệt độ giới hạn là nhiệt độ cao nhất hoặc thấp nhất làm ảnh hưởng đến năng suất heo nuôi. Do đó, trong chuồng trại cần hạn chế sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày quá lớn để tránh gây ra các sự cố ảnh hưởng tới sức khỏe của heo.
Nhiệt độ của từng giai đoạn :
Heo cai sữa
Ở thời kỳ cai sữa, nếu quản lý nhiệt độ trong trại không thích hợp sẽ dẫn tới tình trạng heo con bị tiêu chảy và tăng trưởng chậm. Sau cai sữa, vì không còn heo mẹ bên cạnh nên heo con thường cảm thấy lạnh hơn khoảng 50C. Thông thường, heo con sau cai sữa thường có khu úm để đảm bảo nhiệt độ. Khoảng nhiệt độ thích hợp cho heo ở giai đoạn mới cai sữa là 28 – 300C. Sau đó, giảm dần, cứ mỗi một tuần giảm khoảng 20C, đến khi heo được 50 ngày tuổi thì giảm còn 19 – 200C. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu đàn heo con cai sữa được chia theo chuồng có trọng lượng 6 – 7 kg thì nhiệt độ trên 300C sẽ làm heo giảm ăn do bị nóng; Ðối với những đàn có trọng lượng khoảng 5 kg mà nhiệt độ khu chuồng là 260C sẽ làm heo bị lạnh. Do đó, cần kiểm tra nhiệt độ chuồng trại thường xuyên để phát hiện các bất thường, đặc biệt không nên để chênh lệch nhiệt độ chuồng trại trong ngày quá 30C.
Heo đẻ và heo con
Ở khu chuồng trại dành cho heo đẻ nhiệt độ từ khi nhập chuồng đến trước khi đẻ là 180C. Lúc nái đẻ, nhiệt độ chuồng nái cần cao hơn so thông thường khoảng 40C, thường là 220C. Khi nhiệt độ trong chuồng nái lên tới 270C sẽ làm cho nái giảm ăn và giảm lượng sữa. Ðối với heo con sau khi đẻ cần được để trong khu vực úm với nhiệt độ khoảng 350C, sau đó giảm dần dần để lợn con có thể thích ứng. Nếu nhiệt độ trong chuồng thấp, heo con sẽ bị yếu, chậm chạp và dễ bị tổn thương do heo mẹ đè phải. Do đó, nền chuồng đẻ thường rải thảm lót để giữ ấm cho heo con.
Heo thịt
Tại trại heo thịt, tùy từng giai đoạn nuôi để điều chỉnh nhiệt độ thích hợp. Khi chuyển heo cai sữa sang nuôi heo thịt, nhiệt độ 240C là thích hợp nhất. Nếu nhiệt độ thấp hơn, heo sẽ tiêu hao nhiều năng lượng hơn, ảnh hưởng đến việc tiêu tốn lượng thức ăn và giảm tăng trọng. Khi nhiệt độ của trại chênh lệch trong ngày khoảng 5 – 60C, heo ít bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi nhiệt độ chênh lệch trên 100C, heo sẽ phải điều chỉnh thân nhiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe và dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ
Ðộ ẩm:
Nhiệt độ và độ ẩm có mối liên quan mật thiết. Nếu nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng nuôi cao sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng của heo bị ảnh hưởng. Bởi so các loài động vật khác thì heo có khả năng thoát nhiệt kém hơn. Nếu độ ẩm chuồng quá khô cũng sẽ làm cho heo dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Ðộ ẩm cao hơn 80% hay thấp hơn 50% đều làm cho heo bị ảnh hưởng lớn về sức khỏe. Do đó nên duy trì ẩm độ ở mức thích hợp, chuồng trại phải khô ráo, thoáng mát và không quá ẩm ướt.
Tốc độ gió:
Ðối với các chuồng trại nuôi heo, gió có tác dụng cung cấp không khí sạch và giúp giảm độ ẩm trong trại. Tốc độ gió thích hợp trong trại đẻ là dưới 0,15 m/s;Trong trại heo thịt và trại sinh sản là dưới 0,2 m/s. Heo con đặc biệt nhạy cảm với gió lạnh, nếu heo bị gió lạnh lùa vào sẽ bị mất nhiệt dẫn tới tiêu chảy và ho. Theo các nghiên cứu, heo thịt dưới 60 kg nếu bị gió lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể thì nhiệt độ heo cảm nhận sẽ bị giảm xuống. Nếu tốc độ gió là 0,15 m/s chạm trực tiếp vào heo thì nhiệt độ cảm nhận sẽ giảm xuống 40C, tốc độ gió 0,46 m/s nhiệt độ cảm nhận sẽ giảm xuống 7,20C và tốc độ gió 0,52 m/s sẽ giảm xuống khoảng 100C. Do đó, người quản lý trại cần lưu ý theo dõi để kiểm soát được tốc độ gió cho thích hợp tại các trại nuôi.
Nền chuồng:
Nền chuồng có những tác động trực tiếp đến sức khỏe heo, bởi heo nằm trực tiếp lên nền chuồng nuôi và chịu tác động từ các mức nhiệt độ trên nền. Tùy thuộc vào chất liệu nền chuồng khác nhau mà chúng có những tác động khác nhau lên heo nuôi.