Bơ là loại trái cây rất được ưa thích ở các nước Âu, Mỹ và là loại trái cây có thể ăn tươi, dùng làm kem, bánh sandwiches hay dùng làm các món ăn nhanh,… Ở Đông Nam Á cũng như ở Việt Nam trước đây trái bơ ít được ưa chuộng nhưng ngày ngay cây Bơ đang là là loại cây mang lại giá trị kinh thế cao bởi  đây là loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng và mùi vị rất dễ gần khác hẳn với mùi Sầu Riêng. Chúng ta bắt đầu nói về cây Bơ nào:

Giới thiệu chung về Cây Bơ

Cây bơ ở Việt Nam được trồng ở nước ta vào những năm 1940 do người Pháp mang từ Mexico qua, hiện nay bơ được trồng tập trung nhiều ở các tỉnh như Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Daklak, Phú thọ. So với các loại cây ăn quả khác bơ là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, vì 1 năm thường chỉ có 1 vụ nên có thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật, nói chung là khá sạch và an toàn cho sức khỏe.

Cây bơ tên quốc tế là Avocado hay Avocatier và có tên khoa học là Persea americana (Khó nhớ vãi linh hồn, thôi cứ nhớ là cây Bơ Việt Nam đi hen). Là loại thân gỗ sống lâu năm (có khi hơn cả 1 đời người), lá có phiến bầu dục, cành con có lông mịn ở dưới lá nhìn hơi mốc mốc bẩn bản keke, cuống lá dài 1,5-2 cm, hoa màu vàng nhạt,là loài lưỡng tính, 6 phiến hoa, bao phấn màu đỏ nhạt. Quả chỉ mang giá trị dinh dưỡng khi đã đủ tuổi, đủ già, quả bơ khi chín không để được lâu trong điều kiện bình thường (khoảng 1 tuần là tối đa rồi) nếu thu hái quá non sẽ không chín mà chỉ thối thôi nhé.

Vì sao Trái bơ có giá trị kinh tế cao bở vì hàm lượng dầu trong trái bơ có thể làm giảm cholesterol trong máu, giàu năng lượng (trung bình 245 calo/100g), hàm lượng chất béo cao (26,4g/100g) chứa nhiều vitamin A (0,17mg), vitamin B, vitamin E và nhiều chất bổ dưỡng khác có lợi cho sức khỏe con người. Nói tới Vitamin E trong bơ thì có tác dụng bảo vệ các axit chống lại sự oxy hóa làm chậm quá trình lão hóa của tế bào giúp làn da tươi sáng và căng hơn. Dầu trái bơ còn được dùng làm xà phòng hảo hạn hay các loại mỹ phẩm cao cấp.

Đặc điểm yêu cầu sinh thái của cây bơ & Vùng đất trồng bơ

Tại Việt Nam hiện nay cây bơ có thể trồng được tại nhiều vùng miền khác nhau. Tuy nhiên để cây bơ cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất , thì Tây Nguyên vẫn là vùng trồng thích hợp hơn cả, đặc biệt là trên đất đỏ Bazan tầng canh tác dày, thoát nước tốt, có hàm lượng dinh dưỡng trong đất cao. Và cây Bơ trồng trên những vùng cao như Lâm Đồng, Daklak, Daknong… sẽ mang giá trị dinh dưỡng cao nhất.

Các vùng trồng Bơ chính trên thế giới có nhiệt độ trung bình hàng năm giao động trong phạm vi 14 – 25 độ C. Ở Việt Nam có lẽ Trái Bơ trồng tại Lâm Đồng sẽ là đạt chuẩn nhất không những thế Lâm Đồng đang sở hữu thương hiệu bơ 034 nổi tiếng trên cả nước là thế giớ bởi cả cảm quan và chất lượng.

Khả năng thích nghi nhiệt độ khác nhau rõ rệt tùy theo từng chủng và giống bơ. Các giống lai giữa các chủng hầu hết có phạm vi thích ứng nhiệt độ rộng.

Tại Việt Nam hiện nay cây Bơ có thể trồng được tại nhiều vùng miền trên cả nước. Tuy nhiên bạn nên chọn giống phù hợp với khí khậu và thổ nhưỡng để đầu tư trồng tại nơi mình đã chọn. Hầu hết các chất đất phù hợp trồng cây dài ngày như cà phê, cao su, cao cao, điều, sầu riêng… thì cũng có thể trồng được cây Bơ. Các bạn đọc tiếp để lựa chọn giống cho phù hợp với thổ nhưỡng nhé.

Đặc tính sinh thái của từng loại

Cây bơ có rất nhiều giống thuộc các chủng khác nhau .

Về nhiệt độ: cây bơ có nguồn gốc ở các xứ nhiệt đới Trung Mỹ, phân bố ở độ cao dưới 1.000 – 2.700 m.

Mỗi giống có yêu cầu về nhiệt độ khác nhau.. Tuy nhiên, người ta tạm chia các giống bơ ra thành 5 nhóm căn cứ vào sức kháng lạnh như sau:

– Nhóm chịu lạnh rất giỏi: 034, Lula, Taylor…

– Nhóm chịu lạnh giỏi: có Nabal, Hall, Tonnage…

– Nhóm chịu lạnh khá: Booth 8, Monroe, Wagner, Choquette…

– Nhóm chịu lạnh kém: Booth 7, Waldin, Hickson, Collinson, linda…

– Nhóm chịu lạnh rất kém: Pollock, Trap…

Độ Ẩm: lượng mưa tối thích cho cả năm là 1.000 – 1.500mm. Khi bơ ra hoa, nếu gặp trời mưa dầm, ẩm độ không khí quá cao, hoa sẽ rụng nhiều. Do đó, bơ cần có một mùa khô mát để ra hoa đậu quả tốt. Mưa nhiều vào mùa quả chín cũng làm giảm chất lượng quả, hàm lượng dầu không cao. Rễ cây Bơ phát sinh nấm Phytophthora khi bị ngập úng sẽ rất dễ làm chết cây

Gió: Cây bơ là loại thân gỗ dòn, Nên trồng ở những nơi có gió yếu hoặc trồng cây chắn gió xung quanh đề che chắn để hạn chế đổ gãy đồng thời để cây không bị rụng trái bởi vì thời gian nuôi trái của cây bơ dài, trái to. Không những thế gió còn làm trái cọ sát lẫn nhau làm giảm giá cảm quan và trị kinh tế của trái bơ (nói chung là bơ bán giá rẻ đấy các bác). Gió khô nóng có thể làm khô héo hoa, hạt phấn không thể nẩy mầm, cây đậu quả kém. Nếu sương mù nặng và thường xuyên có thể gây cháy mép lá.. Ánh sáng: Cần trên 2.000 giờ nắng/ năm. Nắng to gây sém, nám quả, cành, thân.

Chú ý: Cần đủ nước từ khi cây đậu quả cho tới khi quả già.

Khi vào thời điểm cây ra hoa nếu gặp mưa to sẽ làm giảm năng suất vì khó truyền thụ phấn.
Nếu lượng mưa nhiều (trên 300 mm/ tháng), thoát nước kém rất dễ gây bệnh thối rễ.
Độ ẩm không khí thích hợp khoảng 70 – 80%, quá ẩm dễ gây bệnh trên lá và quả như: đốm lá, ghẻ quả, thán thư, bọ trĩ, rệp mềm.

Đặc điểm lý tính & Đặc điểm hóa tính:

Đất trồng cây bơ phải đáp ứng các điều kiện như: rút nước nhanh, không ngập, hoặc úng tạm thời, thoáng khí giúp trao đổi oxy với bề mặt, có tầng canh tác dày, Tối thiểu khoảng 2m. Nếu ở vùng nhiều mưa dễ gây ngập úng tối thiểu khoảng 1,5m. Ở vùng mưa trung bình; tối thiểu 1,0m. Ở vùng khí hậu bán khô hạn Không có tầng sét, tầng kết von quá cạn; tầng đất quá mỏng kém thoát nước có thể lên luống.

Độ pH từ 5,0 – 6,5, nếu đất quá chua thì dùng vôi để cải tạo. Không bị nhiễm mặn, kiềm. Chất hữu cơ tầng đất mặt trên 2%.
Yêu cầu lý tính đất rất quan trọng trong kỹ thuật trồng bơ vì khó cải tạo trong thời gian ngắn. Các chất khoáng và hữu cơ có thể sớm bổ sung, điều chỉnh.

BÌNH LUẬN

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.