Trong dân gian cây đinh lăng luôn được đánh giá là một loại cây thuốc quý có tác dụng chữa nhiều bệnh. Ngày nay hiểu được các công dụng tuyệt vời của cây đinh lăng đã có rất nhiều bà con lập nên trang trại của cây đinh lăng chứ không chỉ dừng lại là trồng làm cảnh nữa. Những trước khi gieo trồng bà con cần kiểm tra xem điều kiện của địa phương mình có thích hợp để trồng cây đinh lăng không đã nhé. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bà con những yêu cầu sinh thái của cây đinh lăng để bà con tham khảo.
Đặc điểm sinh thái.
Cây đinh lăng là cây lâu năm, ưa ẩm và ưa sáng những cũng có khả năng chịu hạn, cây chỉ không chịu được úng hạn. Cây đinh lăng rất thích hợp ở những vùng khí hậu nhiệt đới có hai mùa rõ rệt và thường được trồng chủ yếu ỏ các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên về yêu cầu nhiệt độ và lương mưa cây đinh lăng cũng có thể thích hợp ở các tỉnh miền nam như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Các tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk đều có thể thích hợp để trồng cây đinh lăng.
Nhiệt độ thích hợp để cây đinh lăng sinh trưởng và phát triển tốt nhất là từ 22 đến 23 độ C. Tuy nhiên cây đinh lăng lại có khả năng thích ứng khá cao và có ngưỡng nhiệt độ tối thiểu tới -2 độ C và ngưỡng nhiệt độ tối đa là 42 độ C.
Độ ẩm trung bình hàng năm cần đạt từ 82 đến 89%.
Lương mưa trung bình trong năm cần đạt từ 1400 đến 2500 mm/năm.
Cây đinh lăng có thể thích nghi tốt trên nhiều loại đất khác nhau nhưng có để sinh trưởng và phát triển tốt thì nên trồng trên vùng có đất ẩm, hệ thống thoát nước tốt với thành phần cơ giới trung bình, từ đất cát pha đến đất thịt. Nên trồng cây trên tầng đất dày khoảng 1m, đất có nhiều mùn, tơi xốp chẳng hạn như các loại đất feralit đỏ hoặc đất feralit giàu mùn trên đồi núi.
Cây đinh lăng không chịu được úng nên bà con tuyệt đối không trồng cây trên những vùng đất dễ bị ngập úng, đất bí chặt và không có hệ thống thoát nước. Nếu trồng cây đinh lăng trên đất ruộng hoặc trồng trong vườn đất thấp cần lên luống rồi mới trồng cây.
Như vậy là bà con có thể tự kiểm nghiệm xem những đặc điểm sinh thái ở địa phương mình có thể giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hay không rồi. Chỉ cần nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đinh lăng nữa thì đảm bảo bà con sẽ nhận được năng suất cao từ cây đinh lăng.
Nguồn gốc.
Cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) là một trong những cây thuốc quý có tác dụng tương tự như cây nhân sâm Hàn Quốc hay Sâm Ngọc Linh. Cây đinh lăng có nguồn gốc ở Thái Bình Dương, lần đầu được phát hiện tại hòn đảo Polynésie, sau này tác dụng của cây đinh lăng trở nên phổ biến và được trồng ở Malaysia, Indonesia, Campuchia, Lào,…
Cây đinh lăng xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu và thường được trồng chủ yếu ở những cửa đình, đình chùa, trạm xá và bệnh viện để làm cảnh. Các nhà thuốc Đông Y thường sử dụng cây đinh lăng chữa bệnh cho những người bị cơ thể suy nhược, gầy yếu, phụ nữ sau sinh và rất nhiều bệnh khác. Hiện nay cây đinh lăng đã bắt đầu được trồng phổ biến ở nhiều nơi.