Cây đinh lăng là một trong những cây thuốc được nhiều người biết đến tuy nhiên việc ứng dụng các tác dụng chữa bệnh của cây đinh lăng vào đời sống vẫn chưa được cao mà bà con thường sử dụng cây đinh lăng để làm cảnh vì dáng cây đẹp. Thực tế thì những cây đinh lăng đã trồng được từ 3 năm trở lên thì đã trở thành một cây thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh, từ rễ, thân, cành, lá, quả của cây đinh lăng đều có những tác dụng chữa bệnh riêng. Bài viết này sẽ giới thiệu tới bà con cách dùng cây đinh lăng để chữa bệnh sao cho hiệu quả nhất.
Theo các thầy thuốc Đông Y thì rễ cây đinh lăng có vị ngọt, uống xong hơi đắng, có tính mát nên có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Uống rễ đinh lăng sẽ giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, lợi tiểu, mát gan và giúp cơ thể gầy yếu được hồi phục tốt hơn.
Khi sử dụng rễ của cây đinh lăng sao vàng, khử thổ thì có thể dùng để nấu cho phụ nữ sau khi sinh uống để chống đau dạ con và làm tăng khả năng tiết sữa để cho con bú.
Lá của cây đinh lăng có khả năng chữa cảm sốt, khi đắp lên các vết mụn nhọn hay sưng tấy thì chữa trị hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Thân và cành của cây đinh lăng có thể chữa tê thấp và đau lưng.
Bà con có thể áp dụng các công thức chữa bệnh từ cây đinh lăng như sau:
Rễ cây đinh lăng sao vàng rồi sắc uống có tác dụng tăng sức dẻo dai, chữa mệt mỏi cho cơ thể, uống rễ của cây đinh lăng còn giúp phụ nữ chữa được bệnh tắc tia sữa. Tuy nhiên bạn chỉ nên sắc rễ cây đinh lăng uống liều thấp thôi nhé. Không nên uống quá nhiều sẽ làm cơ thể bị mệt mỏi.
8g rễ cây đinh lăng + 8g bách hộ + 8g đậu săn + 8g rễ cây dâu + 8g nghệ vàng + 8g rau tần dày lá + 6g củ xương bồ + 4g gừng tươi cho vào 600 ml nước sạch rồi đun sôi. Đến khi hỗn hợp còn lại khoảng 250 ml thì bắc ra để nguội. Chia thuốc làm hai lần uống trong ngày sẽ giảm được bệnh ho lâu ngày.
40 g lá đinh lăng tươi giã nhuyễn rồi đắp lên vết thương hoặc chỗ sưng đau sẽ chưa được bệnh sưng đau khớp xương hoặc các vết thương.
Lấy lá non và lá già của cây đinh lăng phơi khô rồi đem lót gối hoặc trải giường cho các bé sẽ chống được bệnh co giật ở trẻ em.
20 g thân và cành của cây đinh lăng đun nước và chia làm 3 lần uống trong ngày có thể chứa khỏi bệnh mỏi gối và cả tê thấp chân.
12 g rễ cây đinh lăng+ 12g hoài sơn+ 12g ý dĩ+ 12g hoàng tinh+ 12g hà thủ ô+ 12g kỷ tử+ 12g long nhãn và 12g cám nếp + 8g trâu cổ + 8g cao ban long+ 6g sa nhân sắc với nước uống đều đặn trong 1 tháng sẽ chữa được bệnh liệt dương.
12g rễ cây đinh lăng + 20g nhân trần + 16g ý dĩ + 12g chi tứ + 12g hoài sơn + 12g biển đậu + 12g rễ cỏ tranh + 12g xa tiền tứ + 12 ngũ gia bì + 8g uất kim+ 8g nghệ + 8g ngưu tất sắc với nước uống trong một tháng có thể chữa khỏi bệnh viêm gạn.
100g rễ đinh lăng + 100g hà thủ ô + 100g thục địa + 100g hoàng tinh + 20g tam thất tán thành bột rồi sắc uống mỗi ngày để chữa bệnh thiếu máu. Mỗi lần chỉ nên uống khoảng 100g bột hỗn hợp.
Cây đinh lăng có rất nhiều tác dụng quý vì thế giá trị của cây rất cao, hiện nay đã có một số vùng biết được tác dụng thần kỳ của cây thuốc quý này và cũng đang trồng thành trang trại thu về lợi nhuận lớn. Nếu có ý định trồng cây đinh lăng bà con cần nắm vững được điều kiện tự nhiên cũng như kỹ thuật trồng cây để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.