Công dụng của loại thảo dược này được phát hiện lần đầu tiên tại Angola, cùng với hương vị dễ chịu, Theo Đông y, lá dâm bụt vị nhạt, nhớt, tính bình, có tác dụng làm dịu, an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng, chữa viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đới hạ.

Hoa dâm bụt vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ. Vỏ rễ dâm bụt vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều kinh, chống ho tiêu viêm, chữa viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc, viêm khí quản, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mất kinh

hoa_dam_but-tKhông chỉ là một loại hoa cây cảnh khá đẹp, dâm bụt còn là một vị thuốc khá hay được GS. ĐỖ TẤT LỢI đánh giá rất cao về tác dụng điều trị bệnh. Nào ta cùng tìm hiểu thêm về cây thuốc này nhé:

Tên khác còn gọi là bụp (miền Nam), xuyên can bì.
Tên khoa học: Hibiscus rosa-sinensis L. Thuộc họ Bông Malvaceae.

Mô tả cây

Chắc trong chúng ta ai cũng đã 1 lần nhìn thấy những bông hoa dâm bụt đỏ chói tuyệt đẹp đúng không. Cây dâm bụt đã gắn liền với tiềm thức, với tuổi thơ của mỗi con người nơi làng quê yêu dấu.

Dâm bụt là một cây nhỏ, cao từ 1 đến 2 mét. Lá đơn, mọc cách, có lá kèm, phiến lá khía răng cưa, phiến lá mỏng. (Những đặc điểm này khá giống với lá của cây dâm dương hoắc, một vị thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương. Bởi vậy mà có nhiều độc giả hỏi rằng, khi mua lá cây dâm dương hoắc có lo nhầm hoặc mua nhầm lá cây dâm bụt không ? Câu trả lời là không, vì lá dâm bụt mỏng và to chức không dầy và dai như lá dâm dương hoắc).

cay-dam-but-768x576Bạn hãy xem hình ảnh để thấy rõ nhất hình dáng cây thuốc này

Nơi phân bố

Cây mọc và được trồng ở khắp các vùng miền nước ta để làm cảnh và làm hàng rào. Ngoài ra cây còn mọc ở Malaixia, Philipin, Inđônêxia.

Thành phần hóa học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ nghiên cứu, chúng tôi thấy trong hoa dâm bụt có chất antoxyanozit, lá có chất nhầy. Tuy nhiên, dâm bụt không chỉ đơn thuần để làm cảnh mà loại cây này còn được bác sĩ trong sức khỏe gia đình khuyên dùng vì chúng có thể chữa được nhiều bệnh.

Công dụng và liều dùng cây dâm bụt

Nhân dân rất hay dùng lá và hoa tươi giã nhỏ với một ít muối đắp lên những mụn nhọt đang mưng mủ, khô thuốc lại thay. Mụn nhọt sẽ đỡ nhức và chóng vỡ mủ.

Vỏ rễ cây dâm bụt sắc với nước dùng uống để điều trị xích và bạch lỵ, bạch đới khí và để rửa mụn nhọt.

Tại Trung Quốc người ta dùng vỏ rễ làm thuốc điều kinh, tẩy máu.

Tác dụng điều trị quai bị: Dùng Lá dâm bụt 30-40 g, hành 5-10 củ giã nhỏ, chế nước sôi để nguội rồi gạn lấy nước cốt để uống, lấy bã đắp lên chỗ sưng, sau đó dùng băng cố định lại. Làm vài lần liên tục là khỏi.

Tác dụng điều trị mất ngủ: Dùng Hoa dâm bụt phơi trong bóng mát cho khô, hãm với nước sôi, uống thay trà trong ngày. Uống liên tục khoảng 1 tuần là có chuyển biến rõ rệt.

Những cách thức điều trị bệnh đơn giản từ cây dâm bụt nhưng rất hiệu quả đó các bạn, nếu bạn hoặc người thân mắc các chứng bệnh trên, hãy dùng cây dâm bụt xem nhé, chắc chắn nó sẽ làm bạn bất ngờ vì những tác dụng kỳ diệu mà nó mang lại.

Ngăn ngừa bệnh tim

Những hợp chất hoá học được chiết xuất từ cây dâm bụt sẽ giúp kiểm soát lượng cholesterol trong máu, do đó ngăn ngừa được bệnh tim.

Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố cây dâm bụt có tác dụng tốt cho tim người giống như Rượu vang đỏ và Trà. Nó chứa các chất chống oxy hoá có tác dụng kiểm soát lượng cholesterol và giảm nguy cơ bị bệnh tim.

Dâm bụt trị sỏi thận

Rất ít người biết, hoa dâm bụt có thể chữa sỏi thận rất hiệu quả. Từng có người bị mắc loại sỏi san hô, rất cứng và có chân bám chắc. Sau khi áp dụng bài thuốc chữa sỏi thận từ hoa dâm bụt, sỏi đã tan ra thành những viên sỏi nhỏ và theo đường tiểu thoát ra ngoài.

Trị hói đầu

Hoa dâm bụt được sử dụng như là một trong những loại thảo mộc dưỡng tóc phổ biến nhất với chức năng thúc đẩy sự phát triển của tóc. Dâm bụt thậm chí còn được biết đến với công dụng tái tạo tóc ở những vùng bị hói. Loại hoa này giúp ngăn rụng tóc hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển, ngăn ngừa bạc sớm và bổ sung dưỡng chất cho tóc, theo Sức khỏe đời sống.

Chữa mụn nhọt

Hoa dâm bụt, lá trầu không, lá thồm lồm mỗi thứ 50g, giã nát, đắp lên chỗ mụn nhọt. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Hoặc dùng lá và hoa một nắm, rửa sạch, giã với một ít muối hạt, đắp lên chỗ nhọt đang sưng mưng mủ sẽ đỡ đau nhức, đỡ sưng nóng và chóng vỡ mủ.

Trà hoa dâm bụt chữa được nhiều bệnh

tra_dam_but-trrTrà hoa dâm bụt là loại đồ uống được bác sĩ trong sức khỏe gia đình khuyên dùng

Uống trà hoa dâm bụt thường xuyên giúp huyết áp và cholesterol. Kết quả nghiên cứu này được thực hiện vào năm 2009 của trường ĐH Tufts, Massachusetts, Mỹ. Trà hoa dâm bụt cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng bàng quang và táo bón nếu bạn uống thường xuyên.

Hoa dâm bụt giàu vitamin C và chất chống ôxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, ho, sốt và bệnh nhiễm trùng.

Hoa dâm bụt chứa axít hydroxycitric và amylase có tác dụng phân hủy tinh bột. Nếu uống một tách trà hoa dâm bụt sau bữa ăn sẽ làm giảm hấp thu carbohydrate vào cơ thể, từ đó giúp giảm cân.

Các dưỡng chất trong hoa dâm bụt có khả năng kích thích mọc tóc nhanh và phòng ngừa sự lão hóa sớm cho cơ thể. Hoa dâm bụt cũng có tác dụng làm sạch gàu hiệu quả.

Chân đau nhức, tê mỏi

Với những người hay nhức chân thì lá dâm bụt cũng có tác dụng chữa bệnh: Lá dâm bụt, lá si, lá đào, lá mận, lá thài lài tía, mỗi thứ 30g phơi khô, thái nhỏ, sao qua, ngâm với ít rượu, dùng xoa bóp hằng ngày.

BÌNH LUẬN

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.