Cây cà phê là cây công nghiệp lâu năm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân các tỉnh thành Tây nguyên. Cây cà phê có 3 loại chính là cà phê chè, cà phê vối và cà phê mít. Mỗi loại đều cần có điều kiện sinh thái khác nhau để có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Để hiểu rõ hơn về sự sinh trưởng, tốc độ phân cành, cơ chế ra hoa và đậu quả của cây cà phê để dễ dàng đưa ra những biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt nhất, cho nắng suất cao. Chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm thực vật học của cây cà phê ngay bây giờ nhé!
1. Hệ thống rễ.
Cây cà phê có hệ thống rễ lớn được chia làm 4 loại: rễ cọc, rễ trụ, rễ ngang và rễ tơ. Mỗi loại đều đảm nhiệm một vai trò quan trọn.
Rễ cọc và rễ trụ có khả năng ăn sâu vào đất, hút nước ở tầng sâu. Cây có thể ăn sâu từ 1- 2.5 m và giữ nhiệm vụ giúp cây trụ vững.
Rễ ngang được mọc ra từ rễ trụ và có tác dụng ăn sâu vào đất để lấy chất dinh dưỡng nuôi cây.
Từ rễ ngang sẽ có rễ tơ đảm nhiệm vai trò chính là hút nước và dinh dưỡng. Hầu hết rễ tơ đều nằm trong phạm vi từ 0 – 30 cm.
Rễ cà phê thuộc loại rễ háo khí, bộ rễ ăn sâu, rễ phát triển theo độ dài của tán lá. Cây cà phê chè có khả năng ăn sâu và chịu hạn cao hơn cây cà phê vối. Cây phát triển chủ yếu ở tầng đất từ 0- 30 cm nên bạn cần xác định độ sâu nước tưới và các biện pháp tác động giúp bề mặt đất tơi xốp, các biện pháp cơ giới không quá mặt ảnh hưởng đến bộ rễ.
Yêu cầu đất trồng của cà phê vối phải đạt tầng dày 70 cm trở lên, đất tơi xốp và thoát nước tốt. Hàm lượng chất hữu cơ đạt 2,5 % sẽ giúp bộ rễ phát triển mạnh.
2. Thân, cành, lá.
Cây cà phê thuộc loại thân gỗ, phân thành nhiều đốt, mỗi đốt có một cặp lá đối xứng. Từ đó mọc ra nhiều cành ngang và cành vượt.
Cành ngang (cành quả) được chia làm hai loại là cành cấp cơ bản và cành thứ cấp.
Cành cấp cơ bản (cành cấp 1) mọc ra từ nách lá trên thân, mỗi chồi chỉ có duy nhất một mầm có thể phát triển thành cành quả, cành quả không có khả năng tái sinh.
Cành thứ cấp (cành cấp 2, cấp 3,…) mọc ra từ các mầm ngủ nằm trên cành cấp 1 để thành cành cấp 2, rồi từ mầm ngủ trên thành cấp 2 cho ra các cành quả, các mầm ngủ đều có thể phân hóa thành mầm hoa.
Cây cà phê chè có nhiều cành thứ cấp hơn cây cà phê vối, độ phân cành thứ cấp sẽ quyết định năng suất của cây trồng nên bạn cần có biện pháp tỉa cành hợp lí.
Cành vượt (chồi vượt).
Cành vượt thường mọc thằng hướng lên phía trên, có nhiều vụ giúp cây vươn cao, phát triển thêm về cành. Cành vượt thường có nhiệm vụ tạo ra thân mới, thường không có khả năng ra hoa và quả nên nếu cây đã đạt chiều cao phù hợp và năng suất ổn định, bạn nên loại bỏ cành này để cây tập trung cho cành quả.
Lá cà phê có màu xanh đậm, bóng loáng. Cuống lá ngắn, mặt trên đậm màu hơn mặt dưới. Thường dài từ 10- 15 cm và rộng 4- 6cm. Lá hình thuôn dài. Đuôi lá nhọn.
3. Hoa cà phê.
Hoa cà phê có màu trắng, năm cánh. Hoa thường nở thành chùm đôi hoặc chùm ba. Mùi thơm nhẹ. Hoa cà phê thường nở trong vòng 3-4 ngày nhưng thời gian thụ phấn chỉ khoảng 3 tiếng. Một cầy cà phê thường có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa,
Cây cà phê vối là cây thụ phấn chéo bắt buộc, chính vì vậy việc kích thích hoa nở đồng loạt là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giúp cây thụ phấn và thụ tinh tốt.
Thông thường sự phân hóa mầm hoa trên cành ngang thường xảy ra khi gặp nhiệt độ thấp hoặc trải qua thời gian khô hạn kéo dài từ 2- 3 tháng. Sau khi cây có đủ nước, các mầm hoa sẽ phát triển nhanh và nở sau 5- 7 ngày. Đây chính là điều kiện quan trọng để đạt được năng suất cao cho cây cà phê.
Thông thường thì ngay cuối vụ thu hoạch, cây cà phê đã bắt đầu phân hóa mầm hoa và tiếp tục phân hóa hoàn chỉnh. Khi đó hoa sẽ có dạng mỏ sẻ. Lúc này bạn cần cung cấp nước đầy đủ cho hoa, lượng mưa đạt trên 15 mm sẽ giúp cây có đủ nước để phân hóa mầm. Vì tính thụ phấn chéo của mình nên bạn cần cung cấp nước đầy đủ để cây cà phê vối có thể giao phấn và thụ tinh với nhau cùng đợt để có năng suất cao.
Cà phê chè có khả năng tự thụ phấn nên cây không bị ảnh hưởng quá nhiều và chất lượng hạt cao hơn cây cà phê vối.
4. Quả cà phê.
Quả cà phê có hình bầy dục, quả mọc thành chùm, cuống quả ngắn. Quả có màu xanh khi chín chuyển sang mà đỏ. Nếu chín lâu quả sẽ chuyển dần sang màu đỏ thâm đen. Từ khi thụ phấn đến khi quả già mất từ 7- 9 tháng ( cà phê chè) và 9- 10 tháng so với cà phê vối.
Thông thường một quả cà phê thường có hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bọc ở bên ngoài. Hai hạt nằm sát vào nhau. Hai mặt nằm sát nhau theo hình phẳng. Còn lớp thịt bên ngoài mọc theo đường vòng cung.
Cấu tạo quả được chia thành nhiều lớp. Từ trong ra ngoài gồm có nhân, vỏ lụa, vỏ hạt, vỏ thịt, vỏ quả và cuống quá. Hạt cà phê Robusta thường có hình bàn cầu tròn, hạt cà phê Arabica có hình dài.
Theo Eakmat