Nuôi heo nái và vấn đề sẩy thai trên heo nái là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế người chăn nuôi cũng như sức khỏe của con nái. Từ trước đến nay, mỗi khi nhắc đến heo nái sẩy thai, chúng ta chỉ thường nghĩ đến các bệnh cơ bản như tai xanh (PRRS), bệnh sẩy thai truyền nhiễm (parvovirus) hay do thời tiết quá nóng…Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng sẩy thai trên heo nái từ các nguyên nhân có tính truyền nhiễm cho đến các nguyên nhân không có tính truyền nhiễm.
Để giúp độc giả có một cái nhìn tổng quan nhất khi đối mặt với vấn đề sẩy thai trên heo nái, bài viết sẽ xoay quanh việc trả lời 2 câu hỏi mang tính chất thực tiễn cao:

– Thứ nhất: Có tất cả những nguyên nhân nào có thể dẫn đến việc heo nái bị sẩy thai và đặc điểm đặc trưng của từng nguyên nhân đó → giúp nhận diện nguyên nhân.

– Thứ hai: Các hành động trong thực tế cần làm khi phát hiện heo nái bị sẩy thai → giúp xử lý hậu quả.

Các nguyên nhân gây sẩy thai trên heo nái

1. Bệnh khô thai, sẩy thai truyền nhiễm do Parvovirus

– Heo cảm nhiễm ở giai đoạn bắt đầu của thời kỳ mang thai thì gây chết phôi và heo nái chậm lên giống.

– Khi cảm nhiễm phôi sau ngày 35 của kỳ có mang, sự “hóa gỗ” có thể xảy ra ở một số phôi thai hay toàn bộ, thai chết ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau nên kích thước thai gỗ cũng khác nhau.

– Nếu cảm nhiễm chậm hơn sẽ sinh ra những heo con chết lúc mới sinh.

2. Cúm heo

– Biểu hiện bệnh không rõ ràng, khó nhận biết.

– Thường bị sảy thai sau 3-5 ngày kể từ khi có triệu chứng bệnh.

– Hoặc sinh ra con yếu ớt, khó nuôi và chết dần.

– Heo có thể nhiễm bệnh bất cứ lúc nào.

3. Bệnh giả dại (Aujeszky)

– Biểu hiện giống heo nái bị cúm H1N1. Bệnh kéo dài 7- 10 ngày và chủ yếu heo tự khỏi, tỷ lệ chết thấp, không đáng kể.

– Heo nái bị nhiễm virus vào đầu thai kỳ có thể bị lên giống trở lại do thai chết và bị hấp thụ.

– Nếu bị nhiễm vào giữa thai kỳ thì có thể bị sinh non và sinh ra thai khô.

– Nhiễm vào giai đoạn cuối thì sẽ bị sinh non, heo con chết non hoặc ốm yếu, còi cọc, run rẩy.

4. PRRS (tai xanh)

Khoảng 105 – 110 ngày tuổi. (tuần gần cuối của giai đoạn mang thai)
– Bệnh có thể gây ra hiện tượng thai chết lưu, làm kéo dài thời gian mang thai lên khoảng 120 ngày.

– Đẻ ra thai chết khô có màu nâu đặc trưng, hoặc đẻ non, heo con yếu, heo con thở thể bụng.

– Tăng tỷ lệ lên giống lại, chậm độc dục trở lại sau khi cai sữa, động dục giả.

5. Bệnh sẩy thai truyền nhiễm do Brucella suis.

Bệnh thường xuất hiện ở tuần thứ 6 đến tuần thứ 12.
– Nếu lây qua quá tình giao phối hay thụ tinh thì sẽ gây sẩy thai.

– Nếu nhiễm muộn hơn thì thường gây chết lưu thai, đẻ non hoặc đẻ con tỷ lệ chết cao, khó nuôi.

– Trước khi sảy thai heo nái tiêu chảy, mệt mỏi, không ăn, âm hộ sưng có nhiều dịch màu vàng hoặc lẫn máu đỏ chảy ra từ  âm hộ.

6. Bệnh lép tô (leptospira)

Bệnh thường xuất hiện ở 85-110 ngày tuổi (thời kỳ con nái chửa kỳ hai).
– Nái ít khi bị sảy thai ở thời kỳ chửa cuối.

– Sảy thai thường rơi vào nái hậu bị và nái kiểm định.

– Nái có thể đẻ đúng hạn nhưng một số thai chết, số còn lại sức yếu và chết trong vòng một vài ngày sau đẻ.

7. StreptococcusVi khuẩn E.coli

Vi khuẩn Klebsiella

Eudomonas

Dấu hiệu thần kinh tương tự có thể xảy ra trong bệnh Aujeszky, bệnh glässers hoặc ngộ độc muối hay thiếu nước uống trầm trọng

8. Nguyên nhân không truyền nhiễm

Sảy thai và vô sinh theo mùa: Bệnh thường xuất hiện ở 12-35 ngày tuổi và khi thai đã trưởng thành.
– 70% của tất cả các ca sảy thai rơi vào loại này.

– Thường có những biểu hiện trên nái trước khi sảy xảy ra.

– Nhưng nên nhớ rằng có thể có tiêu phôi ở bất kỳ thời điểm nào trong thời gian mang thai sớm (trước 35 ngày) và thường là không nhìn thấy được.

9. Điều kiện chuồng nuôi và chăm sóc kém:

– Thiếu ánh sáng, nóng quá, lạnh quá.- Vận động quá mạnh, bị đánh đập.- Ngộ độc.- Stress.- Phản ứng vaccine.- Vệ sinh kém…

Bệnh thường xuất hiện ở nhiều lứa tuổi

– Thời gian chiếu sáng lý tưởng 12-16h/ngày.

– Nhiệt độ cao (>32ºC) có liên quan với tăng số lần lên giống giả, tăng tỷ lệ chết phôi, giảm tỷ lệ sinh và trọng lượng heo con sơ sinh thấp.

– Ảnh hưởng nặng nề nhất vào giai đoạn phôi bám vào tử cung hoặc khi heo sinh sản.

10. Dinh dưỡng kém (tình trạng biến hóa dị dưỡng).

– Thiếu chất → heo nái phải sử dụng các mô trong cơ thể của chúng để duy trì sự cân bằng năng lượng của cơ thể.

– Heo nái vẫn ăn uống bình thường, ăn thức ăn vào buổi sáng nhưng trục xuất thai vào buổi chiều.

– Các bào thai này hoàn toàn bình thường.

– Cơ chế căn bản là do sự tiêu biến của hoàng thể.

11. Do thức ăn bị mốc, nước bị ô nhiễm.

–  Số lượng và chất lượng thức ăn, nước uống không tốt. Độc tố nấm mốc zearalenone và zearaleno cản trở quá trình thụ thai và phôi bám vào tử cung gây vô sinh, chết phôi, heo con sinh ra yếu.

– Một loại độc tố nấm mốc khác, fumonisin gây viêm phù phổi cấp tính trên heo, heo nái khi khỏi bệnh cấp tính, thường bị sảy thai sau 2 – 3 ngày.

12. Ít được tiếp xúc với heo đực

– Đối với một số heo nái, pheromone của heo nọc là bắt buộc phải có để duy trì thai.

– Nên có sự hiện diện của heo nọc trong khu vực của heo nái từ ngày phối cho đến ngày đẻ hoặc ít nhất trong 21 ngày đầu của thai kỳ.

BÌNH LUẬN

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.