Kỹ thuật nuôi heo nái nái mang thai đặc biệt là giai đoạn trước, trong và sau khi đẻ luôn luôn được các nhà chăn nuôi vô cùng coi trọng vì vai trò quyết định của nó lên doanh thu của toàn trại. Với mục đích chính là nâng cao sức khỏe cho cả heo mẹ và heo con, giảm thiểu tối đa mọi rủi ro đối với cả heo mẹ và heo con trong quá trình đẻ.

Hạn chế sự phát sinh và lây lan dịch bệnh từ đó góp phần nâng cao năng suất sinh sản cho cả đàn heo cũng như tạo ra những sản phẩm giống lợn có chất lượng cao, an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi.Khi phát hiện heo nái bị sẩy thai, các bạn có thể tham khảo 4 bước hành động cụ thể như sau:

– Bước 1: Gửi xác heo con đi xét nghiệm xem có bệnh truyền nhiễm (virus, vi khuẩn) nào không? Trong khi chờ đợi kết quả chúng ta tiến hành bước 2.

– Bước 2: kiểm tra tổng thể các vấn đề trong trại theo trình tự như bảng sau đây.

  • Tỷ lệ heo nái sẩy thai?: Hơn 1,5% là có vấn đề.
  • Tuổi thai bị sẩy?: Làm phương pháp loại trừ để có hướng chẩn đoán nghi ngờ.
  • Nái có yếu, mệt mỏi không?: Nếu có là có thể nái bị bệnh rồi sẩy thai. Không do nguyên nhân cơ học.
  • Nếu nái bình thường, chỉ sẩy thai thôi?: Có thể do nguyên nhân không truyền nhiễm làm nó sẩy thai.
  • Việc này xảy ra có theo mùa không?
    Nếu có thì có thể do sinh lý tự nhiên của con vật (trong tự nhiên, heo nái  có 1 mùa sinh sản trong năm, nên lần mang thai khác mùa có xu hướng bị sảy).
  • Sảy thai xảy ra tại một số vị trí nhất định trong trại?
    Nếu có là có thể do môi trường tại đó
  • Heo con còn tươi và còn sống không?
    Nếu có là có thể do môi trường, không phải nguyên nhân truyền nhiễm.
  • Có heo con hóa gỗ không?
    Nếu có là có thể do viêm nhiễm
  • Tình hình những con nái khô trong trại như thế nào, có bình thường không?
    Nếu  có bất thường thì có thể có vấn đề về môi trường
  • Chuồng nái có ướt, đọng nước hay ọp ẹp, thiếu ánh sáng không?
    Nếu có bất thường thì có thể có vấn đề về chuồng trại, môi trường.
  • Hệ thống thông gió có làm heo nái bị lạnh hay nóng quá không?
    Nếu có bất thường thì cần điều chỉnh lại hệ thống thông gió.
  • Khi mang thai, heo nái có tiếp xúc với heo bệnh nào không?
    Nếu có thì có thể do heo lây bệnh từ đó.
  • Nái có giảm ăn không?
    Điều chỉnh chế dộ dinh dưỡng hoặc giờ cho ăn hoặc số lần cho ăn/ngày cho phù hợp và đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho heo nái
  • Thức ăn có tốt không hay bị ẩm mốc?
    Kiểm tra nguyên liệu, thành phẩm, lưu kho và loại bỏ thức ăn hư hại.
  • Ánh sáng có đủ theo quy định không? cả về thời gian lẫn cường độ ánh sáng (bóng đèn có bụi, mạng nhện, bị hư).
    Quy định là ít nhất 14 giờ/ngày. (bạn đọc được tờ báo trong góc tối nhất → đạt yêu cầu).
  • Có stress gì bất thường xảy ra không?
    Cải thiện những vấn đề còn bất cập.
  • Nái có bị bệnh gì trước đó không, ví dụ như: què do nhiễm trùng, viêm bàng quang, viêm thận…?
    Nếu có thì có thể chings là nguyên nhân làm nái sẩy thai.

– Bước 3: Dựa vào bảng 2 xử lý toàn bộ các vấn đề bất thường trong trại như: nhiệt độ, ánh sáng, vệ sinh, thông gió, nước, thức ăn, stress (tiếng ồn,…).

– Bước 4: Căn cứ vào nguyên nhân, kiểm tra tổng thể và kết quả xét nghiệm bào thai → có kết luận cuối cùng:

+ Nếu là nguyên nhân truyền nhiễm: dùng thuốc tùy thuộc vào mầm bệnh.

+ Nếu không phải là nguyên nhân truyền nhiễm: sau khi khắc phục môi trường, nước, thức ăn → dùng thuốc bổ trợ sức khỏe cho heo nái (vitamin C, B-complex, điện giải).

Hy vọng những kiến thức trong bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin để chủ động và thành công hơn trong việc xử lý khi heo nái sẩy thai. Dù trong thực tế việc chẩn đoán và điều trị thành công bất kỳ một trường hợp sẩy thai nào cũng tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là kiến thức, kinh nghiệm cho đến kỹ năng của người điều trị. Tuy nhiên,

Lưu

Lưu

BÌNH LUẬN

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.