Các yếu tố dinh dưỡng bao gồm 3 loại: nguyên tố cơ bản, nguyên tố đa lượng, nguyên tố trung lượng  và nguyên tố vi lượng. Vai trò của từng yếu tố sẽ được thể hiện rõ dưới đây:

1. Nguyên tố cơ bản:

Cacbon (C)

+ Là phần tử cơ bản cấu tạo nên cacbohydrat, protein, lipit và axit nucleic.
+ Là nguyên tố có mặt trong cấu tạo của hầu hết các chất hữu cơ.

Hydro (H)

+ Vai trò trung tâm của sự chuyển hóa, quan trọng đối với quá trình cân bằng ion và là tác nhân trong mọi hoạt động trao đổi năng lượng của tế bào.

yeu-to-dinh-duong2. Nguyên tố đa lượng

Nitơ (N)

+ Là thành phần quan trọng tạo nên diệp lục tố, axit nucleic, protein và nguyên sinh chất
+ Kích thích mô tăng sinh trưởng và phát triển.

Phốt pho (P)

+ Có vai trò chính trong quá trình trao đổi năng lượng và protein.
+ Là thành phần cấu tạo phosphatides, axit nucleic, protein, phospho-lipid, coenzym NAD, NADP.
+ Là thành phần không thể thiếu của aminoaxit, ATP.
+ Cần thiết cho quá trình phân chia tế bào, là thành phần của nhiễm sắc thể
+ Kích thích rễ phát triển, cần thiết cho sự phát triển của mô phân sinh, hoa, quả, hạt.

Kali (K)

+ Có tác dụng trong việc tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh pH, lượng nước ở khí khổng.
+ Hoạt hóa enzym có liên quan đến quang hợp
+ Giúp tổng hợp, vận chuyển hydratcacbon, tổng hợp protein
+ Cải thiện khả năng quang hợp khi thời tiết lạnh và mây mù, tăng cường khả năng chống rét và các điều kiện thời tiết bất lợi của môi trường
+ Cải thiện chất lượng quả và rau.

3. Nguyên tố trung lượng

Canxi (Ca)

+ Là thành phần của màng tế bào dưới dạng canxi pectate cần thiết cho sự phân chia tế bào được bình thường.
+ Giúp cho màng tế bào vững chắc, duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể.
+ Hoạt hóa nhiều enzym (như phospholipaza, arginine, triphosphataza).
+ Đóng vai trò như một chất giải độc bằng cách trung hòa axit hữu cơ trong cây.

Magiê (Mg)

+ Là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng trong quang hợp.
+ Là hoạt chất của hệ enzym gắn liền với sự chuyển hóa hydratcacbon, và tổng hợp axit nucleic.
+ Thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân của cây.
+ Giúp đường vận chuyển dễ dàng trong cây.

Lưu huỳnh (S)

+ Là thành phần của các axit min chứa lưu huỳnh cũng như aminoaxit.
+ Liên quan đến hoạt động trao đổi chất của vitamin, biotin, thiamin và coenzym A.
+ Giúp cho cấu trúc protein được vững chắc.

4. Nguyên tố vi lượng

Đồng (Cu)

+ Là thành phần của enzym cytochrome oxydasaza và thành phần của nhiều enzym-ascorbic, axit axidasaza, phenolasaza, lactasaza.
+ Xúc tiến quá trình hình thành vitamin.

Kẽm (Zn)

+ Liên quan đến sự tổng hợp sinh học của axit indolacetic.
+ Là thành phần thiết yếu của một số enzym: metallo-enzym-cacbonic, anhydrasaza, anxohol dehydrogenasaza.
+ Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp axit nucleic và protein.
+ Tăng cường khả năng sử dụng lân và đạm.

Sắt (Fe)

+ Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì chất, diệp lục tố trong cây.
+ Là thành phần chủ yếu của nhiều enzym.
+ Đóng vai trò chủ yếu trong sự chuyển hóa axit nucleic, ảnh hưởng đến sự chuyển hóa RNA hoặc diệp lục tố.

Mangan (Mn)

+ Xúc tác trong một số phản ứng enzym và sinh lý trong cây, là một thành phần của pyruvate carboxylasaza.
+ Liên quan đến quá trình hô hấp của cây.
+ Hoạt hóa các enzym liên quan đến sự chuyển hóa đạm và sự tổng hợp diệp lục tố.
+ Kiểm soát thế oxyhóa- khử trong tế bào ở các pha sáng và tối.

Bo (B)

+ Ảnh hưởng đến hoạt động của một số enzym
+ Có khả năng tạo thức với các hợp chất polyhydroxy khác nhau.
+ Tăng khả năng thấm ở màng tế bào, làm cho việc vận chuyển hydrat carbon được dễ dàng.
+ Liên quan đến quá trình tổng hợp liqnin.
+ Thiết yếu đối với sự phân chia tế bào.
+ Ảnh hưởng với sự lấy đi và sử dụng Ca của cây trồng, giúp điều chỉnh tỷ lệ K/CA trong cây.
+ Thiết yếu với sự tổng hợp protein.

Molypden (Mo)

+ Xúc tiến quá trình cố định đạm và sử dụng đạm của cây
+ Là thành phần của enzym khử nitrat và enzym nitrogenasaza.
+ Cần thiết cho vi khuẩn (Rhizobium) cố định đạm cộng sinh ở nốt sần cây họ đậu

Clo (Cl)

+ Là thành phần của axit auxin chloindole-3 acetic mà ở các hạt chưa chín, nó chiếm vị trí của axit indole acetic
+ Thành phần của nhiều hợp chất tìm thấy trong vi khuẩn và nấm
+ Kích thích sự họat động của một số Enzym và ảnh hưởng đến sự chuyển hóa hydrat Carbon và khả năng giữ nước của mô thực vật.

Selen (Se)

+ Có tác dụng đối với cây trồng giống như Lưu huỳnh nhưng khả năng hoạt  động của Selen là lớn hơn.
+ Ở liều lượng rất nhỏ thì nó là cần thiết cho chức năng của tế bào, tạo thành trung tâm hoạt hóa của các enzym glutathion peroxidaza và thioredoxin reductaza (gián tiếp khử các phân tử bị ôxi hóa nhất định trong động vật và một số thực vật).
+ Mỗi loài thực vật có nhu cầu Selen khác nhau

Lưu

BÌNH LUẬN

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.