Vi lượng là một loại phân bón không thể thiếu trong nông nghiệp ngày nay. Chúng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của cây trồng cũng như chất lượng sản phẩm của nông nghiệp. Tuy nhiên chúng ta chưa thể hiểu biết hết về chúng, bài viết này hy vọng sẽ giúp cho bà con hiểu thêm một phần nào đó để ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp để tránh gây lãng phí và ngộ độc cây trồng.

Theo nghiên cứu thì việc tăng cường sử dụng phân vi lượng đã làm tăng chất lượng dinh dưỡng của ngũ cốc và rau quả. Người ta thường sử dụng các chất vi dinh dưỡng như sau: Sắt (Fe): thường được bổ sung dưới dạng phức chất (chelat), thí dụ như Fe – EDTA (9% Fe) hoặc Fe – EDDHA (6% Fe) với hình thức phun lên lá. Thiếu sắt là vấn đề phổ biến trong nông nghiệp trên thế giới, điều này đang tác động tới khoảng 2 tỷ người.

Bạn có thể tham khỏa thêm bài viết: Tìm hiểu nhu cầu vi lượng cho từng loại cây trồng

Mangan (Mn): Hiện tượng thiếu Mn, chủ yếu xẩy ra đối với đất có độ pH từ axit nhẹ đến trung tính. Mangan sulfat (24 – 32% Mn) và Mn – EDTA (13 % Mn) đều dễ tan trong nước và có tác dụng nhanh. Mangan oxyt có thể được sử dụng để làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Ngoài ra theo tính chất thì Mn giúp cây tổng hợp được Mg.

Kẽm (Zn): Zn thường được bón cho cây thiếu dinh dưỡng, có thể phun kẽm sunfat (23 % Zn) hoặc kẽm chelat (Zn – EDTA) lên lá ở giai đoạn hình thành hạt, lượng Zn trong lòng đất có vai trò quan trọng hơn so với Zn trên bề mặt. Giúp cây tạo diệp lục tốt tránh tình trạng vàng lá

Đồng (Cu): nếu đất thiếu đồng có thể điều chỉnh bằng cách bón đồng sulfat hoặc oxyt. Thích hợp nhất là phun chelat hoặc đồng sulfat trung tính lên lá cây đang thiếu dinh dưỡng.

Bo (B): Nhu cầu B cho từng loại đất là rất khác nhau. Nên bón borac (ll – 22% B) cho cây có nhu cầu B cao. B cũng có thể được bón phối hợp với phân lân hoặc phân đa dinh dưỡng khác. Chúng ta nên dùng bo trước khi ra bông và kết hợp canxiBo sau khi ra bông. Polyborat thường được coi là loại cao cấp hơn so với borac khi dùng để bón lá.

Molypđen (Mo): chất này chỉ cần bón với lượng nhỏ, sử dụng muối natri molypđat tan trong nước, còn amoni molypđat lại thích hợp để bón lá. Nếu bón quá liều lượng sẽ gây ngộ độc, Mo đặc biệt có hiệu quả trên các dòng cây thân thảo.

Độ nhậy cảm đối với hóa chất của cây là điều rất quan trọng nên cần phải cân nhắc khi bón phân vi lượng. Nếu bón quá nhiều các chất vi dinh dưỡng có thể làm giảm năng suất cây trồng. Những cây trồng nhạy cảm nhất khi thiếu Zn là ngô, đậu, đối với Fe là đậu, lúa miến, đậu tương. Cần phải đặc biệt chú ý khi bón B; thí dụ: nếu bón B cho ngô với tỷ lệ vượt quá mức cho phép thân cây ngô sẽ bị cằn cỗi. Nếu bón nhiều quá chất vi dinh dưỡng cho đất, có thể sẽ gây độc hại và làm giảm năng suất cây trồng. Vì Cu là kim loại nặng nên không được bón vượt quá mức quy định.

Hiện nay trong sản xuất một số loại phân bón vi lượng người ta vẫn dùng tới các chất thải tái chế. Thí dụ, tại Mỹ, 80% lượng phân bón chứa Zn có nguổn gốc từ chất liệu tái chế. Các kim loại nặng khác có thể được dùng làm chất vi dinh dưỡng trong phân bón là Cu, Co và Mo. Ưu điểm trong việc tận dụng nguồn chất thải tái chế để sản xuất phân bón là giá rẻ, đồng thời các nguyên tố Zn và Cu đều dễ chuyển hóa sang dạng sulfat dễ hòa tan. Các chất thải từ lò phản ứng hạt nhân, lò nung, bùn cống cũng thường được dùng làm phân bón. Sọng, ngay cả với công nghệ tách lọc tinh vi nhất cũng không thể loại bỏ hoàn toàn được tất cả kim loại nặng gây hại như Pb, Cd hoặc As. Ngành sản xuất phân bón ở Mỹ đang phối hợp với các cơ quan luật pháp của nước này nghiên cứu để đưa ra các quy định nhằm
đảm bảo hàm lượng các chất vi dinh dưỡng trong phân bón sản xuất từ các vật liệu tái chế phải ở mức an toàn cho cây trồng đồng thời phải có sự kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các sản phẩm này.

BÌNH LUẬN

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.