Ngày nay yếu tố trung vi lượng là không thể thiếu đối với cây trồng. Nhất là đất đã thuần và được canh tác lâu năm.Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong giai đoạn ra hoa và phát triển của quả, hàm lượng tinh bột và chất dinh dưỡng trong lá càng giảm thấp, kèm theo hiện tượng rụng quả do thiếu hụt dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, việc bón phân thiếu cân đối, thiếu các chất vi lượng cũng làm cho cây xuất hiện hiện tượng rụng quả hàng loạt. Chúng ta có thể bổ sung vi lượng theo 2 cách là bón gốc hoặc phun qua lá.
Dưới đây là bảng ví dụ về nhu cầu cần thiết của cà chua & dưa chuột về Đa Trung Vi lượng
Ví dụ: Việc tăng cường sử dụng phân vi lượng đã làm tăng chất lượng dinh dưỡng của ngũ cốc và rau quả. Người ta thường sử dụng các chất vi dinh dưỡng như sau: Sắt (Fe): thường được bổ sung dưới dạng phức chất (chelat), thí dụ như Fe EDTA (9% Fe) hoặc Fe – EDDHA (6% Fe) với hình thức phun lên lá.
Trong đất tồn tại nhiều nguyên tố vi lượng như Al, Fe, Na (như 1 – 10% trọng lượng đất khô); Ca, Mn ( chiếm 0,1 – 1% đất khô), Zn, B, Cu (từ 0,01 – 0,1% đất khô); Co, Mo ( 0,001-0,01% đất ). Vì vậy, dù không bón thêm, đất vẫn đủ vi lượng để cung cấp cho cây trong nhiều năm.
Đánh giá hàm lượng vi lượng trong đất
Hàm lượng yếu tố vi lượng trong cây thường dưới 0,001%. Cây chỉ thiếu vi lượng khi hàm lượng vi lượng dễ tiêu cây trồng có thể hút không đủ.
Nhu cầu vi lượng của các giống cây trồng rất khác nhau và khả năng hút từ đất cũng khác nhau, nên các bảng đánh giá đất trên chỉ có giá trị cho những nhận xét tổng thể.
Đánh giá mức độ cung cấp vi lượng của đất Việt Nam.
Các điều kiện địa lý thổ nhưỡng ảnh hưởng đến hàm lượng vi lượng trong đất:- Lượng mưa, độ dốc của đất (sự rửa trôi)- Đất ngập hay khô hạn- Độ chua của đất- Lượng hữu cơ- Đất cát hay đất nặng.
Phần lớn đất chua đều có lượng các chất vi lượng dễ tiêu cao trừ vùng đất dốc, mưa nhiều, đất trồng trọt có tưới trong nhiều năm, làm cho vi lượng bị rửa trôii, đất cát cũng thường thiếu vi lượng. Đất có quá nhiều hữu cơ thường xảy ra sự thiếu Cu, Zn, Mo, Mn, Co.Bón phân vi lượng không chỉ nhằm mục đích khắc phục tình trạng thiếu vi lượng dẫn đến giảm năng suất mà còn tác động vào quá trình chuyển hoá vật chất, làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, làm tăng các vitamin, các men, các amino axit không thay thế và cung cấp yếu tố khoáng cho người và gia súc.Nói chung lượng vi lượng cần bón hằng năm không nhiều, chi phí không lớn. Vấn đề cần lưu tâm là không nên sử dụng với lượng quá cao mà có thể gây ngộ độc cho cây, tích luỹ trong đất, tích luỹ trong sản phẩm gây độc hại cho con người và động vật khi sử dụng.
Ngưỡng không được quá của một số vi lượng trong thực phẩm (mg/kg)