Sâu đục thân là loài gây giảm năng suất cây trồng rất lớn. Ở Việt Nam tuy cây Tiêu không bị loài này tàn phá nhiều nhưng nó cũng là 1 mối nguy hiểm rất lớn khi chúng ta không đề phòng tới chúng.

Đặc điểm gây hại

Ấu trùng phát triển mạnh với số lượng nhiều vào mùa mưa và ít phát triển vào mùa khô. Sâu trưởng thành phát triển mạnh vào cuối mùa mưa khi cây ra hoa kết quả. Sâu đục thân thường xuất hiện vào buổi sáng và buổi tối, chúng thường núp trong thân cây vào buổi trưa để tránh nắng. Đây là loài sâu hại nghiêm trọng nhất trên hồ tiêu ở Indo và Malay

Trong quá trình trồng cây tiêu bà con cần chú ý đến 2 loài sâu đục thân thuộc 2 họ là xén tóc (Pterolosia subtinctata) và vòi voi (Lophobaris piperis).

sau-duc-than-tieuTrứng có kích thước nhỏ, hình bầu dục màu trắng, đường kính khoảng 0,8mm và thường thấy nằm dưới lớp biểu bì của đốt thân bị hại. Sâu đục thân Lophobaris piperis đẻ trứng trong các mô hư. Mỗi thành trùng sâu đục thân cái đẻ khoảng 200 trứng trong suốt vòng đời sinh trưởng, nhưng chỉ đẻ 1-2 trứng một lần. Giai đoạn trứng kéo dài từ 3-6 ngày, sâu  non sau đó nở ra và phát triển bên trong thân bị hại.

Sau 5 lần lột xác trong vòng 35 ngày bên trong thân tiêu, sâu non hóa nhộng. Giai đoạn nhộng thường kéo dài 1 tuần. Nhộng vũ hóa thành côn trùng cánh cứng (Coleoptera), trưởng thành sau 2-3 ngày và chui ra khỏi thân tiêu qua các lỗ đục và sống đến 1 năm rưỡi. Con trưởng thành màu đen dài từ 3-5 mm, tấn công trên cành non, nhánh non và chồi tiêu.

Biện pháp phòng trừ

Trong quá trình trồng cần thường xuyên kiểm tra vườn tiêu để phát hiện kịp thời sâu hại để loại bỏ ngay. Để phát hiện cành hoặc nhánh bị bệnh sau đó vệ sinh cắt bỏ cành và nhánh bị hại nhằm góp phần giảm thiểu nguồn gây hại.

Tránh để tiêu ra hoa quanh năm cũng là một biện pháp quan trọng để hạn chế sâu hại vì hoa là nguồn thức ăn làm tăng mật số sâu hại.

Biện pháp hóa học

Phun thuốc có hoạt chất Dimethoate 0,05% có tác dụng phòng trừ sâu đục thân hiệu quả. Xử lý đất với Carbofuran từ 2-4 lần/năm với liều lượng 10-20g đối với dây tiêu dưới 2 năm tuổi và 120g đối với dây tiêu trêm 2 năm tuổi. Phun xen kẽ Cypermethrin (EC 16%) liều lượng 0,6 l/ha 2 tuần/lần trước khi thu hoạch 90 ngày.

Nếu thấy bệnh hại đã phát triển nhiều có thể sử dụng các loại thuốc hóa học như Cazinon 50 ND 0,2 %, Vibasu 50 ND 0,2 % để phun cho cây, thông thường nên phun 2 lần mỗi lần cách nhau từ 7 đến 10 ngày để phòng trừ tối đa.

Ngoài ra để loại bỏ các ấu trùng có thể ẩn nấp trong đất chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc hạt để rải vào đất như hoạt chất Diazinon (Diazol 10G, liều lượng 15g/gốc; Diazan 50EC, liều lượng 2,5 lít/ha), Furadan 3 H (30 – 50 g/ cây), Marshal 5 G (50 – 100g/ gốc) để ấu trùng không thể chui ra ngoài và tấn công vào cây tiêu.

Biện pháp sinh học

Nấm Spathious piperis có khả năng kiểm soát mật số sâu đục thân lên đến 37%.

Nấm Beauvaria bassiana  là tác nhân kiểm soát sinh học tiềm năng và được khuyên dùng để xử lý trên cây hồ tiêu vào buổi sáng lúc còn ẩm ướt để làm tăng hiệu quả phòng trừ của nấm.

Chọn giống kháng

Theo tài liệu và kinh nghiệm của nhà nông thì giống Natar-I  được xem là giống hồ tiêu chống chịu tốt với sâu bệnh hại và có khả năng phục hồi nhanh khi bị tấn công do đó nên trồng giống này ở những vùng dễ bị dịch hại.

Tổng hợp Gocnongnghiep.com

BÌNH LUẬN

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.