Chia sẻ kỹ thuật trồng cây Thanh Long phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam. Để Thanh Long đạt năng suất cao và đảm bảo về chất lượng chúng ta cần chuẩn bị kỹ càng từ khâu nhỏ nhất, chi tiết nhất.

Đầu tiên ta phải hiểu về giống Thanh long ở Việt Nam thì hiện nay có ba giống: dạng quả tròn, quả dài, dạng quả nhỏ (chôm chôm). Mỗi loại phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu riêng thì mới cho chất lượng cao nhất. Tuy nhiên kỹ thuật chăm sóc mới là mấu chốt cho chất lượng sản phẩm. Hiện nay Thanh long Việt Nam chủ yếu là loại ruột trắng, giống thuần do nhân vô tính bằng hom sễ chăm sóc hơn và năng suất hơn và gần đây giống Thanh Long ruột đỏ và ruột vàng xuất hiện vì mẫu mã bắt mắt, chất lượng ngọt…và đặc biệt giá thành cao bên cạnh đó thì nó cũng có nhược điểm có quả nhỏ hơn và vỏ dày hơn, sức sinh trưởng của hai giống mới nhập yếu hơn.

Chính vì thế các bạn hãy suy nghĩ kỹ trước khi chọn giống nhé!

Kỹ thuật trồng cây Thanh Long

Những điều cần biết trước khi trồng Thanh Long.

Thanh long thuộc loại cây rễ bang, ăn cạn và ưa sáng vì vậy cây không để cây bị che lấp quá 30% ánh sáng mặt trời diện tích chiếu sáng và đất trồng phải thông thoáng, không bị ngập nước. Nước tưới không được nhiễm mặn, nhiễm phèn.

Để chuẩn bị đất trồng ta cần chú ý tới đất diện tại của chúng ta thuật loại nào, đất cao hay là đất thấp. và mỗi loại đất thì chúng ta chuẩn bị cách làm như sau:

– Đối với đất cao: Loại đất này công tác chuẩn bị đất tương đối đơn giản nhé: Đo kích thước và đào lỗ xuống trụ(đào như thế nào thì xem tiếp ở dưới nhé). Sau khi chôn xong trụ thì đào âm quanh trụ sâu độ 10 – 20 cm, đường kính 1,5 m, bón lót phân chuồng hoai mục, phân lân và nếu cầ bổ sung them Trico rồi phủ lớp đất mặt lên sau 1 đến 2 tuần thì đặt hom.

– Đối với đất thấp: Là loại đất gần với mực nước thì chúng ta cần đào mương cống. Đất bồi lên trên khi trồng ít nhất phải cao hơn 40 cm so với mặt nước trong mương khi mược nước cao nhất. Bởi vì khi không chuẩn bị kỹ mực nước kên cây sẽ bị úng gây vàng cây dẫn đến không có năng suất.

Mật độ trồng cây Thanh Long

Nên trồng thanh long với số lương 1.100 trụ/ha tương đương khoảng 3 m x 3 m/cây. Còn vì sao nên trông Thanh long với khoảng cách như thế thì giống như ở trên. Nó là cây ưa sáng nên khi trồng dầy thì thiếu ánh sáng thì trái sẽ nhỏ, không đẹp dẫn tới năng suất kém, giá thành rẻ… nói chung là rất nhiều hệ lụy

Đặt từ 3 – 4 hom quanh cây chống (trụ), cần chú ý: Đặt hom cạn 0 – 5 cm để tránh thối gốc do đất ẩm. Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ để sau này hom ra rễ và bám nhanh vào trụ.

Chọn cây trụ để trồng Thanh Long

Vì sao cần chọ trụ thì chắc các bác biết rồi hen. Vì em nó là cây cần bám vào cây trụ nên việc chọn lựa trụ cần quan tâm trước tiên, Bên cạch đó chi phí về cây trụ chiếm tỉ lệ cao nhất ban đầu.

Cây trụ thường dài 2,5 – 2,7m,  có đường kính khoảng 25cm,, sau khi chôn, độ cao còn khoảng 2m. Hiện nay, xu hướng của bà con là hạ thấp trụ xuống, độ cao của trụ còn khoảng từ 1,6 m đến 1,8 m, đường kính khoảng 15cm để thuận tiện chăm sóc và thu hoạch, đặc biệt là đỡ tỗ chi phí ban đầu. Bà con có thể chọ loại cojcc bê tong hoặc cọc gỗ tùy thuộc và cái nào thuận tiện hơn. Nếu chọn gỗ thì phải chọn loại gỗ chịu được nắng mưa, không mục ví dụ như: căm xe Xylia dolabriformis Benth, cẩm Liên Xyle, Cà Chắc, Sao đen…

Công tác Chuẩn bị hom giống Thanh Long

Hiện nay, biện pháp hiệu quả nhất là trồng bằng hom. Hàng năm, việc tỉa cành tạo nên nguồn hom giống dồi dào, nhưng để cành phát triển tốt thì cần chọn những cành có tiêu chuẩn sau:

Hom dài từ 40- 60cm, chọn các cành thẳng, to, khoẻ, không sâu bệnh, Các mắt chùm gai phải tốt, mẩy, khả năng nẩy chồi tốt,  tuổi cành khoảng 1 năm là tốt nhất. Đáy hom (dài 3 đến 5cm) cắt bỏ phần thịt bên ngoài, để phần lõi, mục đích là tránh thối hom giống. Chúng ta nên giâm hom trước khi trồng trong vùng che bớt ánh sáng tới khi cành ra rễ và đâm chồi mới sau đó mới đem ra trồng để chọn được những cây tốt nhất và quan trọng là sau này vười trái cây Thanh Long của bạn sẽ được 100 cây như 1. Và để hom lên đều thì bà con nên nhúng hom vào dung dịch thuốc trừ nấm, như Benlate C, nồng độ 0,1% trong vòng 5 phút.

Thời vụ trồng Thanh Long

Thanh long có thể trồng quanh năm nhưng chúng ta nên trồng vào tháng 4-5 hoặc trồng vào tháng 10 – 11 dương lịch. Mỗi thời điểm đều có ưu nhược điểm khác nhau:

Trồng vào tháng 10-11 thì nguồn hom giống dồi dào do trùng vào lúc tỉa cành. Ưu điểm của giai đoạn này là: Đối với vùng đất thấp thì tránh được nguy cơ ngập úng. Tuy nhiên nhược điểm là cần chú ý tưới nước và giữ ẩm cho cây trong mùa nắng tới vì cây chưa lớn đủ để có thể chống chịu nắng hạn.

Trồng vào tháng 4-5 thì nhược điểm là trong thời gian này là mùa thanh long ra hoa nên thiếu hom Tuy nhiên đây là đầu mùa mưa nên cây dễ phát triển. Ở những vùng thiếu nước tưới thì nên trồng vào giai đoạn này.

Cách Bón phân cho Thanh Long hàng năm:

Để cây Thanh Long phát triển tốt thì ta có thể bón phân theo 2 cách

  • Bón theo đợt một năm 3-4 lần (Phù hợp cho cây đang kinh doanh).
  • Bón chia ra làm nhiều lần (Hiệu quả cao với cây kiến thiết),

Ở năm đầu phân hóa học được hòa vào nước và tưới hoặc phun lên cả thân cành để cây phát triển nhanh. Các năm sau rải phân quanh gốc rồi tưới nhẹ cho phân hòa tan và ngấm xuống đất với công thức như sau.

Khi cây thanh long còn nhỏ (dưới 3 tháng) sau khi trồng 2 tuần (với cây có rễ đã hoàn chỉnh) có thể sử dụng DAP + Urea hoặc NPK 20-20-15 hay 16-16-8 tưới, liều lượng 20-30g/trụ, Tưới 10 ngày/lần

Với cây 3-12 tháng, bà con dùng Urea + DAP hoặc NPK 16-16-8 hay 20-20-15 tưới 30-50g/trụ, 15 ngày/lần tuỳ theo loại đất và tăng theo tuổi cây.

Giai đoạn kiến thiết cơ bản: chỉ kéo dài từ 1 đến 2 năm. Tổng lượng phân bón thúc thường được áp dụng là 30 kg Urê + 20 kg NPK (16-16-8)/100 trụ/năm.

Ngoài ra cần bổ sung các phân trung vi lượng bằng cách phun hoặc bón gốc như vậy cây con sẽ tăng trưởng thật mạnh ở giai đoạn đầu và sẽ cho quả sớm.

Giai đoạn kinh doanh: năm thứ 3 trở đi khi cây đã bắt đầu cho trái ổn định bà con cần chú ý tới lượng Kali để làm quả ngon ngọt và chắc và bóng hơn. Nên chia làm 4 đợt bón phân cho cây vào các tháng 11- 2-5-8 lượng bón khoảng 350 -500g/cây và cung cấp phân chuồng 15 – 50 kg.

Riêng phân chuồng thì chỉ cần bón 1 lần sau tỉa cành (tháng 11) để bổ sung chất hữu cơ, giữ ẩm cho đất.

Lần thứ 1: tháng 10 – 11: Giai đoạn này cần chú trọng tới lượng Đạm và Lân cho cây để cây phát triển, ra hoa cho vụ tới

Lần thứ 2: Tháng 2-3 Giai đoạn này cũng giống giai đoạn 1 nhưng chúng ta nên bổ sung thêm kali nhưng ít thôi nhé.  Nhằm kích thích thanh long mau ra hoa, tăng độ bóng của vỏ, kích cỡ và độ cứng tai trái, bà con có thể sử dụng các loại phân bón lá được bán trên thị trường như 10-60-10….

Lần thứ 3: Tháng 5-6 Chúng ta nên chọn các dòng phân NPK có hàm lượng như 20-20-15, 15-15-15, 16-16-16… hoặc trộng phân đơn tương đương tỉ lệ.

Lần thứ 4: tháng 8-9 Giai đoạn này chúng ta chú ý bón lượng Kali cao như 15-5-20, 15-5-25… nếu bổ sung kalisunphat được thì càng tốt.

Bên cạnh bón phân thì ta phải chú ý tới các mầm bệnh để phòng chống kịp thời.

Tưới nước cho cây Thanh Long

Thanh Long là loài chị hạn tốt và ưa nóng nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm cây mất sức và làm giảm khả năng ra hoa đậu trái bởi vì sự hình thành cành mới ít, dễ bị teo cành và vàng cành. Đặc biệt nếu trái có đậu thì cũng nhỏ và không đẹp mã.

Tùy theo ẩm độ đất mà khoảng thời gian tưới được thay đổi từ 3 – 10 ngày/lần. Nếu trồng Thanh Long có xử lý ra hoa bằng đèn đều đã phải chủ động tưới nước vào mùa nắng, thường tưới vào buổi sáng theo thời gian trên.

Cách tỉa cành cho Thanh Long

Năm thứ 2 tỉa nhẹ khi cần để tạo tán hình cây dù. Tới cuối năm thứ 3 mỗi trụ có độ 100 cành, với lượng cành này phân bố trên đầu trụ dày đặc. Một số cành già đã cho trái trong những năm trước nếu giữ lại sẽ không cho trái hoặc cho trái nhỏ. Sự tỉa cành làm thông thoáng tán cây và giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới. Sau tỉa, cành non đâm ra mạnh hơn. Có ba loại cắt tỉa:

Tỉa đầu: thực hiện sau thu hoạch hoặc trước đợt thu quả cuối cùng. Cắt cùng một lúc tất cả các cành già, các cành ốm yếu, khuyết tật, nằm khuất bên trong tán. Số cành giữ lại trên đầu trụ độ 50 cành. Dùng liềm hoặc dao chặt 3/4 chiều dài của toàn bộ các cành già phía dưới, các tược non sẽ nảy ra từ phần gốc cành được giữ lại.

Xử lý ra hoa:

Hiện nay có 2 cách xử lý ra hoa phổ biến là:

Xử lý thanh long ra hoa bằng hóa chất (KNO3 và một số chất khác) bước đầu đã có kết quả. Hoa ra sớm hơn so với các liếp trồng thanh long khác trong vùng từ 1 – 1,5 tháng. Tuy nhiên, chưa đạt được cảm ứng ra hoa đồng loạt và mạnh như ở cây xoài, số hoa ra còn ít và rải rác.

Xử lý thanh long ra hoa bằng đèn: Hiệu quả cao hơn và đều hơn.

Lưu

Lưu

BÌNH LUẬN

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.